Shophouse là gì?
Shophouse hay nhà phố thương mại là mô hình nhà ở kết hợp với kinh doanh thương mại. Đây là hình thức bất động sản đã xuất hiện nhiều trên thế giới, tuy nhiên còn mới tại thị trường bất động sản Việt Nam, shophouse đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt, làn sóng đầu tư mạnh mẽ do có thiết kế khoa học, đa công năng, vừa có thể kinh doanh vừa có thể để ở và cũng có thể cho thuê.
Shophouse mang trong mình nhiều lợi thế về diện tích, không gian vị trí và thường sở hữu một vị trí đắc địa có mặt ở các trung tâm thương mại và các thành phố lớn, những nơi có mật độ dân cư đông đúc sầm uất. Vô cùng thuận tiện cho việc kinh doanh hoặc cho thuê bởi luôn có sẵn một lượng khách hàng tiềm năng là chính cư dân sinh sống trong khu dân cư
Ưu nhược điểm của căn hộ Shophouse
Ưu điểm
- Vị trí đắc địa: Các shophouse tại Việt Nam thường được xây dựng ở tầng trệt của các căn hộ, trung cư hay mặt tiền đường chính, vì thế sẽ dễ dàng thu hút được nguồn khách hàng từ chính trong khu chung cư và đô thị xung quanh. Đây là một trong những yếu tố đảm bảo việc kinh doanh hoặc cho thuê shophouse hoạt động tốt.
- Số lượng giới hạn: Shophouse được xây dựng với mục đích phục vụ người dân trong khu vực. Vì thế số lượng căn hộ shophouse cũng được gia giảm phụ thuộc vào ước tính số lượng dân cư. Ở các dự án án tầm trung, số lượng shophouse chỉ chiếm từ 2-3% trên tổng số lượng căn hộ, ở những nơi như khu đô thị thì có thể lên tới 5%.
- Thiết kế thông minh hiện đại: Sở hữu lối thiết kế thông minh thì shophouse là công trình rất thích hợp để mở cửa hàng. Đồng thời với những ưu điểm của mình, shophouse hoàn toàn đáp ứng đủ những tiêu chí để trở thành văn phòng cho một công ty, tập đoàn lớn.
Nhược điểm
- Vốn đầu tư: Những mẫu nhà phố thương mại có giá cao hơn mặt bằng chung các căn hộ nên cần phải chi số tiền lớn hơn. Theo đó, những mẫu shophouse thường nằm ở các vị trí đắc địa nên giá bán sẽ cao hơn các loại hình bất động sản khác.
- Phù thuộc vào mật độ dân cư: Shophouse phải được đặt ở những nơi có mật độ dân cư đông đúc để đảm bảo, việc kinh doanh diễn ra tốt.
- Hạn chế quyền sở hữu: Tại các dự án, khu đô thị khi mua, sở hữu shophouse thì chỉ mua và được sử dụng căn hộ trong giới hạn là 50 năm.
Thiết kế nội thất shophouse đẹp, đảm bảo công năng
Đặc điểm của căn hộ shophouse là nó kết hợp giữa không gian kinh doanh và nhà ở. Trong khi tầng trệt được thiết kế phục vụ cho việc kinh doanh với đa dạng các lĩnh vực như: quán cafe, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thời trang, văn phòng đại diện,… Thì các tầng trên lại được thiết kế làm khu vực sinh hoạt của dân cư. Do đó, việc thiết kế nội thất cho căn hộ shophouse cần đảm bảo thẩm mỹ và công năng cho từng loại hình.
Thiết kế khu vực kinh doanh
Căn hộ shophouse thường được đặt ở những vị trí với mặt tiền giáp với đường chính, nơi có đông người qua lại. Chính bởi vậy, việc thiết kế, bài trí nội thất đẹp cho tầng trệt shophouse cần được chú trọng đầu tư sao cho bắt mắt và thu hút nhất.
Mặt tiền của tầng trệt, và tầng 2 nên được thiết kế với các khung cửa kính trong suốt, giúp người qua đường có thể nhìn vào bên trong và dễ dàng bị thu hút bởi các sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.
Các shophouse thường sẽ tập trung ở những nơi có mật độ xây dựng cao, ít không gian xanh. Do đó, việc bài trí nội thất shophouse nên ưu tiên bố trí các chậu cây cảnh, chậu hoa, bể cá,…để tạo không gian xanh, đồng thời thể hiện gu thẩm mỹ riêng và cá tính của gia chủ.
Trong thiết kế shophouse, khu vực kinh doanh thường được bố trí ở tầng 1 nên diện tích khá hạn chế. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những sản phẩm nội thất thông minh sẽ tiết kiệm được tối đa diện tích.
Màu sơn tường nên chọn các màu có sắc sáng trang nhã, còn màu của nội thất có thể kết hợp các màu trầm với sắc xanh của cây cối để tạo sự hài hòa cho không gian.
Bên cạnh đó, tùy theo lĩnh vực kinh doanh cùng đối tượng khách hàng hướng tới để đưa ra phong cách thiết kế phù hợp. Một số phong cách bạn có thể sử dụng khi thiết kế shophouse như tân cổ điển, hiện đại, minimalism, không gian xanh,…
Thiết kế khu vực nhà ở
Ngoài thiết kế khu vực để kinh doanh thì không gian nhà ở cũng là nơi mà các gia chủ nên lưu tâm. Trong loại hình căn hộ shophouse, không gian sinh hoạt của gia đình thường được thiết kế theo kiểu căn hộ. Do đó, diện tích của nhà sẽ thường bị hạn chế hơn so với loại hình nhà phố khác.
Vì vậy, trong thiết kế không gian nhả ở, nên ưu tiên những lối thiết kế theo phong cách hiện đại đơn giản. Màu sắc sử dụng cho tổng thể ngôi nhà nên là những màu sáng để tạo cảm giác không gian được rộng hơn.
Phòng khách, phòng bếp, phòng ăn có thể tích hợp trong cùng một không gian, bỏ cách vách ngăn giữa các phòng để không gian được liền mạch với nhau giúp căn hộ trở nên rộng hơn.
Nội thất gia đình nên ưu tiên sử dụng đồ nội thất thông minh để tiết kiệm tối đa diện tích. Gió và ánh sáng phải được lấy tự nhiên và hài hòa để giúp không gian được thoãng đãng tránh sự bí bách.
Hotline : 08 1538 1538 để được tư vấn và hỗ trợ về thiết kế shophouse tại AAG ITERIOS nhé!